SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CHUYÊN ĐỀ “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM”
- Chủ nhật - 20/08/2023 22:53
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chia sẻ tại buổi sinh hoạt chuyên môn có có đội ngũ giáo viên cốt cán “Người truyền lửa” thuộc Công ty TNHH đào tạo Dạy học tích cực.Thành phần tham dự là toàn bộ cán bộ giáo viên của trường THCS Chu Mạnh Trinh và đại diện giáo viên trường THPT Văn Giang.
Buổi sinh hoạt chuyên môn tập trung vào 2 nội dung trọng tâm là phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực và công tác chủ nhiệm lớp. Việc vận dụng phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực là nội dung không quá mới mẻ nhưng để giáo viên có thể chủ động tự thiết kế và triển khai trên lớp hàng ngày là một chuyện không hề dễ. Nắm bắt được điều đó, những chia sẻ từ các thầy cô trong nhóm “Người truyền lửa” tập trung vào các phương pháp kỹ thuật có thể ứng dụng cho nhiều môn học và không đòi hỏi cao ở điều kiện cơ sở vật chất như: lẩu băng chuyền, khăn trải bàn, mảnh ghép, KWLH, bể cá, trạm, phòng tranh, trò chơi…Với cách chia sẻ sáng tạo, để học viên đóng vai học sinh trong lớp học, nội dung chính là các phương pháp kỹ thuật dạy học cần trao đổi, các tình huống lúng túng khi mới áp dụng phương pháp được tạo ra một cách cố ý để giáo viên có trải nghiệm một cách đầy đủ, dễ hình dung khi áp dụng vào thực tế. Qua cách tổ chức hấp dẫn, linh hoạt, sáng tạo, các thầy cô cốt cán Người truyền lửa đã giúp cho giáo viên của nhà trường tiếp cận, lĩnh hội và trải nghiệm các phương pháp, kĩ thuật dạy học đầy thú vị. Toàn thể giáo viên tỏ ra rất ấn tượng, hào hứng và phấn khởi với phương pháp- kĩ thuật dạy học tích cực này. Có thể nói, trang bị kiến thức, phương pháp- kĩ thuật về dạy học trải nghiệm là điều cực kỳ cần thiết vì đây không chỉ là một môn học trong chương trình mà nó còn là một trong những hình thức dạy học phát triển năng lực của người học.
Buổi chiều, các thầy cô giáo được tìm hiểu kĩ hơn về sứ mệnh của người giáo viên chủ nhiệm lớp qua chuyên đề “ Công tác chủ nhiệm”. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ cần dạy tốt kiến thức môn học mà còn mang sứ mệnh chăm lo đến sự phát triển toàn diện của học sinh về đạo đức, thể chất, thẩm mĩ hay nói cách khác là toàn bộ phẩm chất năng lực được quy định trong cấp học. Qua sự dẫn dắt của các cô giáo đầy năng lượng của Dạy học tích cực đã giúp giáo viên nhận ra chỉ có sự thấu hiểu, tình yêu thương mới có thể mang lại niềm vui cho học sinh trong mỗi buổi đến trường. Mỗi giờ học hay hoạt động giáo dục chính là những cơ hội để những “hạt giống nhân cách” tốt trong học sinh được nảy mầm ? Muốn thế, người thầy hãy là “bác nông dân biết tưới tẩm hạt giống” đúng cách. Đó là, thường xuyên sử dụng ngôn ngữ tích cực, ghi nhận kịp thời sự cố gắng dù là nhỏ nhất để động viên các em, từ đó tạo động lực giúp các em vượt qua những trở ngại khó khăn trong học tập rèn luyện. Muốn làm được điều đó, rất cần ở người giáo viên chủ nhiệm sự ý thức về sứ mệnh người thầy và tình yêu thương, lòng bao dung đối với học trò. Với thời gian ngắn ngủi, những bài học ngắn gọn nhưng sâu sắc được chuyển tải nhẹ nhàng từ chính những câu chuyện thực tế của người chia sẻ. Điều lắng đọng nhất là câu “Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng và cũng không thể trồng người với chút ít nhiệt tình.”
Kết thúc buổi tập huấn, cô Nguyễn Thị Hồng - Hiệu trưởng nhà trường thay mặt đội ngũ giáo viên bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đối với “những người thầy truyền cảm hứng” đến từ Người truyền lửa vì những kiến thức giá trị vừa được chia sẻ. Những điều bổ ích này, rồi đây sẽ giúp cho trường THCS Chu Mạnh Trinh, trường THPT Văn Giang có nhiều “tiết học hạnh phúc”, “lớp học hạnh phúc”…hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc.
Sau đây là một số hình ảnh từ buổi sinh hoạt chuyên môn đặc biệt này:
Khởi động bằng trò chơi cực kỳ vui vẻ
Mọi sự chú ý đều dồn về người chia sẻ vì qúa cuốn hút
Hoạt động nhóm sôi nổi để cùng nhau hoàn thành sản phẩm học tập
Lời chia sẻ "từ trái tim" của cô giáo chủ nhiệm 9x thực sự thuyết phục người nghe
Muốn nghe nữa nhưng phải hẹn lần sau rồi
Buổi sinh hoạt chuyên môn tập trung vào 2 nội dung trọng tâm là phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực và công tác chủ nhiệm lớp. Việc vận dụng phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực là nội dung không quá mới mẻ nhưng để giáo viên có thể chủ động tự thiết kế và triển khai trên lớp hàng ngày là một chuyện không hề dễ. Nắm bắt được điều đó, những chia sẻ từ các thầy cô trong nhóm “Người truyền lửa” tập trung vào các phương pháp kỹ thuật có thể ứng dụng cho nhiều môn học và không đòi hỏi cao ở điều kiện cơ sở vật chất như: lẩu băng chuyền, khăn trải bàn, mảnh ghép, KWLH, bể cá, trạm, phòng tranh, trò chơi…Với cách chia sẻ sáng tạo, để học viên đóng vai học sinh trong lớp học, nội dung chính là các phương pháp kỹ thuật dạy học cần trao đổi, các tình huống lúng túng khi mới áp dụng phương pháp được tạo ra một cách cố ý để giáo viên có trải nghiệm một cách đầy đủ, dễ hình dung khi áp dụng vào thực tế. Qua cách tổ chức hấp dẫn, linh hoạt, sáng tạo, các thầy cô cốt cán Người truyền lửa đã giúp cho giáo viên của nhà trường tiếp cận, lĩnh hội và trải nghiệm các phương pháp, kĩ thuật dạy học đầy thú vị. Toàn thể giáo viên tỏ ra rất ấn tượng, hào hứng và phấn khởi với phương pháp- kĩ thuật dạy học tích cực này. Có thể nói, trang bị kiến thức, phương pháp- kĩ thuật về dạy học trải nghiệm là điều cực kỳ cần thiết vì đây không chỉ là một môn học trong chương trình mà nó còn là một trong những hình thức dạy học phát triển năng lực của người học.
Buổi chiều, các thầy cô giáo được tìm hiểu kĩ hơn về sứ mệnh của người giáo viên chủ nhiệm lớp qua chuyên đề “ Công tác chủ nhiệm”. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ cần dạy tốt kiến thức môn học mà còn mang sứ mệnh chăm lo đến sự phát triển toàn diện của học sinh về đạo đức, thể chất, thẩm mĩ hay nói cách khác là toàn bộ phẩm chất năng lực được quy định trong cấp học. Qua sự dẫn dắt của các cô giáo đầy năng lượng của Dạy học tích cực đã giúp giáo viên nhận ra chỉ có sự thấu hiểu, tình yêu thương mới có thể mang lại niềm vui cho học sinh trong mỗi buổi đến trường. Mỗi giờ học hay hoạt động giáo dục chính là những cơ hội để những “hạt giống nhân cách” tốt trong học sinh được nảy mầm ? Muốn thế, người thầy hãy là “bác nông dân biết tưới tẩm hạt giống” đúng cách. Đó là, thường xuyên sử dụng ngôn ngữ tích cực, ghi nhận kịp thời sự cố gắng dù là nhỏ nhất để động viên các em, từ đó tạo động lực giúp các em vượt qua những trở ngại khó khăn trong học tập rèn luyện. Muốn làm được điều đó, rất cần ở người giáo viên chủ nhiệm sự ý thức về sứ mệnh người thầy và tình yêu thương, lòng bao dung đối với học trò. Với thời gian ngắn ngủi, những bài học ngắn gọn nhưng sâu sắc được chuyển tải nhẹ nhàng từ chính những câu chuyện thực tế của người chia sẻ. Điều lắng đọng nhất là câu “Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng và cũng không thể trồng người với chút ít nhiệt tình.”
Kết thúc buổi tập huấn, cô Nguyễn Thị Hồng - Hiệu trưởng nhà trường thay mặt đội ngũ giáo viên bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc đối với “những người thầy truyền cảm hứng” đến từ Người truyền lửa vì những kiến thức giá trị vừa được chia sẻ. Những điều bổ ích này, rồi đây sẽ giúp cho trường THCS Chu Mạnh Trinh, trường THPT Văn Giang có nhiều “tiết học hạnh phúc”, “lớp học hạnh phúc”…hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc.
Sau đây là một số hình ảnh từ buổi sinh hoạt chuyên môn đặc biệt này:
Khởi động bằng trò chơi cực kỳ vui vẻ
Mọi sự chú ý đều dồn về người chia sẻ vì qúa cuốn hút
Hoạt động nhóm sôi nổi để cùng nhau hoàn thành sản phẩm học tập
Lời chia sẻ "từ trái tim" của cô giáo chủ nhiệm 9x thực sự thuyết phục người nghe
Muốn nghe nữa nhưng phải hẹn lần sau rồi