KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ STEM
- Thứ tư - 31/10/2018 22:18
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Câu lạc bộ STEM là nơi tập hợp các bạn học sinh có khả năng tìm tòi, khám phá, say mê áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Đây là sân chơi bổ ích, lí thú tiếp nối các giờ học trên lớp nhằm nuôi dưỡng niềm đam mê, yêu thích các môn khoa học, công nghệ.
TRƯỜNG THCS CHU MẠNH TRINH
KẾ HOACH HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ STEM
Năm học 2018 - 2019
Năm học 2018 - 2019
I. MỤC ĐÍCH
STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathmatics (Toán).
Câu lạc bộ STEM là nơi tập hợp các bạn học sinh có khả năng tìm tòi, khám phá, say mê áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Đây là sân chơi bổ ích, lí thú tiếp nối các giờ học trên lớp nhằm nuôi dưỡng niềm đam mê, yêu thích các môn khoa học, công nghệ.
Dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của các thầy cô phụ trách Câu lạc bộ, các thành viên sẽ có cơ hội trải nghiệm, xây dựng kế hoạch, nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm và báo cáo kết quả trước thầy cô và các bạn. Qua đó các bạn học sinh được rèn kĩ năng tra cứu, tham khảo tài liệu, xây dựng phương án và báo cáo khoa học….hình thành được các năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực tìm hiểu Tự nhiên, xã hội, năng lực tự chủ và tự học…..
II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
Các học sinh khối lớp 8, 9 trên tinh thần tự nguyên đăng kí.
III. CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
1. Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ :
Chủ nhiệm : Thầy Hoàng Hải Dương.
Phó chủ nhiệm: Cô Đàm Thị Hải Âu
Cô Nguyễn Thị Ngọc Tân
Thành viên:
Cô Vũ Thị Luyện
Cô Nguyễn Thị Phương Thúy
Cô Đặng Giang Hương
Cô Đàm Thị Thêm
Cô Hoàng Lê Ngọc Hồng.
Em Vũ Hà Thảo Vy - 9A3
Em Nguyễn Tuấn Minh - 8A3
2. Hình thức hoạt động:
Bước 1: HS sẽ lựa chọn nhóm theo sở trường, năng lực.
Bước 2: Các nhóm nghiên cứu kiến thức nền (lí thuyết ) trên lớp.
Bước 3: Sau đó các nhóm vận dụng kiến thức tìm tòi, lên phương án nghiên cứu,chế tạo ra các sản phẩm phù hợp tiêu chí bài học và thực tiễn.
Các thầy cô giáo sẽ hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động của các nhóm trong lớp và cả ngoài giờ học.
Bước 4: Các nhóm sẽ trưng bày và báo cáo thuyết trình về sản phẩm trước các thầy cô và các bạn vào buổi sinh hoạt tập trung mỗi học kì.
Cuối năm học tổ chức ngày hội STEM toàn trường nhằm trưng bày sản phẩm của tất cả các nhóm, kết hợp một số hoạt động trải nghiệm môn học …..
3.Thời gian sinh hoạt tập trung :
Lễ ra mắt Câu lạc bộ : tháng 10 năm 2018.
Mỗi học kì có một buổi báo cáo sản phẩm theo nhóm.
Báo cáo sản phẩm học kì 1: sau lễ ra mắt Câu lạc bộ.
Báo cáo sản phẩm học kì 2: cuối tháng 3 năm 2019.
Ngày Hội STEM tổ chức vào tháng 4 năm 2019.
Dự kiến lễ ra mắt: kết hợp với Câu lạc bộ Toán và Văn với các hoạt cảnh sân khấu.
Làm 3 thí nghiệm biểu diễn trên sân khấu.
Các sản phẩm dự kiến báo cáo:
Học kì 1 :
Môn Toán : Máy bắn đá – do các cô giáo nhóm Toán phụ trách.
Môn Lí – Công nghệ : Làm đèn lồng – do các cô giáo nhóm Lí phụ trách.
Môn Sinh : Làm mô hình tế bào từ những vật liệu dễ tìm kiếm – do các cô giáo nhóm Sinh – Hóa phụ trách.
Môn Hóa : Chế biến một số loại thức ăn, thức uống - do các cô giáo nhóm Sinh – Hóa phụ trách.
Học kì 2 :
Môn Lí – Công nghệ : Sự nổi– do các cô giáo nhóm Lí phụ trách.
Môn Sinh : Làm mô hình ADN – do các cô giáo nhóm Sinh – Hóa phụ trách.
Môn Hóa : Làm giấy chỉ thị màu từ một số loại rau quả - do các cô giáo nhóm Sinh – Hóa phụ trách.
Ngày hội STEM tiến hành vào tháng 4 trưng bày các sản phẩm của tất cả các nhóm tiến hành trong năm học kết hợp các hoạt động trải nghiệm…..
IV.NỘI QUY HOẠT ĐỘNG
1.Học sinh tham gia Câu lạc bộ trên tinh thần tự nguyện, nghiêm túc thực hiện nội quy học sinh và các quy định phòng chức năng.
2.Tuân thủ yêu cầu của các thầy cô hướng dẫn.
3.Các nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí để điều hành hoạt động nhóm và ghi chép kết quả hoạt động nhóm. Các thành viên trong nhóm tích cực làm nhiệm vụ của mình được giao và hỗ trợ các bạn khác khi cần.
4.Sau mỗi buổi hoạt động tập trung cần tự giác vệ sinh phòng chức năng. Các sản phẩm có thể cất giữ phải đưa về các phòng bộ môn bảo quản cẩn thận.
5.Các nhóm HS cần chủ động tìm kiếm vật liệu làm sản phẩm sẵn có, rẻ tiền hoặc tái sử dụng từ những thiết bị cũ trong gia đình. Nhà trường hỗ trợ một phần khi cần thiết.
6.Tôn trong, lắng nghe ý kiến của các bạn đồng thời góp ý thẳng thắn và có tính chất xây dựng trong quá trình sinh hoạt trong Câu lạc bộ.
V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Tổ chức buổi ra mắt câu lạc bộ:
( Có kế hoạch cụ thể kèm theo)
2. Duy trì hoạt động thường xuyên của câu lạc bộ:
- Với câu lạc bộ nhiều thành viên, thành lập các nhóm câu lạc bộ, có xác định mục tiêu nhiệm vụ cho từng nhóm
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát từng nhóm để CLB đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả.
- Chú trọng khen thưởng, biểu dương kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động. Tăng cường công tác tuyên truyền, liên kết giữa các CLB.
- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi buổi hoạt động. Có tuyên dương khen thưởng các thành viên có thành tích.
3. Tổ chức hoạt động câu lạc bộ:
Bước 1: Chuẩn bị nội dung và hình thức hoạt động CLB tương ứng với chủ đề đã đề ra.
Bước 2: Lập kế hoạch triển khai hoạt động CLB, phân công trách nhiệm cụ thể đến từng thành viên nhằm hoàn thành tốt kế hoạch.
Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch đã định.
Bước 4: Tổ chức giám sát đánh giá và điều chỉnh hoạt động theo chương trình, nội dung đã hoạch định.
VI. Biện pháp thực hiện:
1. Hình thức tuyên truyền
Yêu cầu học sinh học tập các kiến thức trong sách giáo khoa cho chắc;
Sưu tầm các bài toán khó, các bài toán đã biết và có nhiều cách giải
2. Hình thức tổ chức:
Kiểm tra theo từng khối và lượng kiến thức không vuợt quá chương trình dạy trong tháng đó.
3. Cơ sở vật chất
Học sinh chuẩn bị dụng cụ học tập cần thiết
Đề nghị nhà trường trang bị thêm cho một số công cụ, dụng cụ để tổ chức các cuộc thi.
4. Rút kinh nghiệm, đề nghị với nhà trường:
Sau mỗi một lần tổ chức cho từng hoạt động, BTC họp nhận xét, đánh giá để rút kinh nghiệm cho lần tổ chức sau;
Danh sách học sinh tham gia CLB STEM năm học 2018 - 2019 (clik vào đây)
Văn Giang, ngày 1 tháng 10 năm 2018
NGƯỜI LẬP
Nguyễn Thị Ngọc Tân